Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong Thủy Phòng Bếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong Thủy Phòng Bếp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Để thiết kế nhà bếp hợp phong thủy

Khu vực nấu nướng có ý nghĩa nuôi dưỡng và duy trì cuộc sống, đem lại giàu có và thịnh vượng. Khi thiết kế bếp, ngoài xu hướng đẹp, hiện đại còn cần hợp phong thủy.

Con người luôn có sự trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh. Nếu căn bếp có bầu không khí tốt, hợp phong thủy thì tinh thần của người nấu ăn cũng thoải mái, dẫn đến chất lượng bữa ăn tăng lên.

 Bạn có thể cải thiện phong thủy nhà bếp theo các cách sau:
- Phòng bếp không nên gần cửa ra vào (kể cả cửa trước hoặc cửa sau) vì đó là nơi năng lượng phong thủy dễ thoát ra ngoài.
- Thực phẩm sử dụng hàng ngày là nguồn cung cấp năng lượng, nuôi sống cơ thể. Để những thực phẩm này có hiệu quả cao nhất thì cần phải sắp xếp chúng thật hài hòa trong phòng bếp, tạo ra một dòng năng lượng cân bằng.
- Bếp ăn nên có mức độ sáng phù hợp, phải đảm bảo được sự thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ. Một căn bếp có phong thủy tốt là căn bếp đơn giản, gọn gàng, tránh sắp xếp quá nhiều các vật dụng. Một môi trường bừa bãi, lộn xộn sẽ làm cản trở sự lưu thông của các nguồn năng lượng. Vì vậy, căn bếp luôn phải được dọn dẹp, những vật dụng không cần thiết phải được loại bỏ.
- Hoa tươi giúp năng lượng trong phòng bếp mạnh thêm. Do đó, nên đặt một đĩa trái cây, bình hoa hay cây xanh trên bàn ăn, cửa sổ hoặc một nơi thích hợp trong phòng bếp.
- Nên chọn cho phòng bếp màu sắc pha trộn phù hợp. Màu vàng được coi là màu hợp nhất, đem lại phong thủy tốt nhất. Nếu sử dụng màu này thì hệ tiêu hóa của gia chủ sẽ rất tốt. Hai màu thường thấy là màu vàng bơ, tượng trưng cho ánh sáng và màu vàng của bí đỏ, tượng trưng cho sự sôi động, mạnh mẽ.
(Theo Vnexpress) 

Những điều nên tránh khi thiết kế phòng bếp

Phong thủy nhà bếp là vấn đề khiến nhiều gia chủ băn khoăn khi xây nhà. Dưới đây kiến trúc sư Vũ Quang Định sẽ có một số tư vấn về những điều cần tránh để phòng bếp của gia đình bạn được thông thoáng, cửa nhìn hướng lành đem lại cho gia đình bạn phúc lành.

 Bếp nấu kỵ gió: Bếp nấu phải "tàng phong tụ khí" tức là phải tránh gió để tụ được khí, vì vậy, tối kỵ gió thổi vào bếp. Nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt về mặt phong thủy và tiện lợi khi nấu nướng. Nếu bếp gas hoặc bếp củi bị gió thổi thì mùi khói, mùi gas sẽ gây độc, tốn nhiên liệu, lại dễ gây hỏa hoạn.  
Bếp nấu kỵ nước: Trong phong thủy nhà bếp, hỏa khí của bếp nóng không thể dung hòa với thủy mát lạnh của nước, chính là cái gọi là "thủy hỏa bất tương dung", bếp nấu sẽ xung khắc.
Có 3 cách bố trí để bếp tránh nước: Thứ nhất, tránh đặt bếp nhìn về hướng bắc. Hướng bắc là phương vị thủy đang vượng, thủy khắc hỏa nên không có lợi cho bếp. Thứ hai, tránh đặt bếp lên trên rãnh, mương, đường nước. Thứ ba, không để bếp kẹp giữa hai thứ có yếu tố thủy như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát...
Bếp đặt "tọa hung hướng cát": Bếp đặt lên hướng dữ nhưng cửa bếp phải nhìn về hướng lành. Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc. Như vậy, bếp đặt "tọa cát hướng cát" không tốt bằng "tọa hung hướng cát".
Không nên đặt bếp sát phòng ngủ: Phòng bếp nóng bức, khói, dầu mỡ nhiều, con người sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. ể tránh vấn đề nói ở trên, cần chú ý khi thiết kế phòng bếp không để bếp không chiếu thẳng với cửa nhà, không để sát với giường ngủ
Bảo đảm cho bếp sạch sẽ, gọn gàng: Người phương Đông rất coi trọng ăn uống nhưng chưa để ý đến vệ sinh môi trường của nhà bếp, luôn chất nhiều thứ không cần thiết, thậm chí làm cho bếp hẹp lại, tối tăm và ẩm ướt. Môi trường như vậy tạo điều kiện cho côn trùng phát triển, dễ sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Cho dù là căn nhà có phong thủy rất tốt, nhưng nếu môi trường vệ sinh của nhà bếp quá kém thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.Nên giữ cho phòng bếp đẹp, gọn gàng và sạch sẽ.
Ngoài ra, bếp nấu nên ốp gạch kính để dễ lau chùi. Nền bếp lát gạch dễ vệ sinh, chống trượt, không ẩm thấp. Nhà bếp nên trang bị hút mùi, có tủ đựng và nên dùng ánh sáng trắng khu vực nấu.
(Theo Vnexpress)

9 lưu ý về phong thủy nhà bếp để ấm no quanh năm

Khi thiết kế, trang trí và sử dụng nhà bếp cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản để thu hút và duy trì sự no đủ, thịnh vượng cho gia đình.

Nếu chúng ta yêu thích phòng bếp của mình thì sẽ luôn muốn dành nhiều thời gian ở đây hơn, để nấu nướng và thưởng thức những món ăn ngon lành cùng mọi người trong gia đình. Ngược lại, nếu chúng ta không thích chúng thì các hoạt động ăn uống sẽ giảm đi hoặc diễn ra “chóng vánh”, từ đó gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe. Sức khỏe yếu ớt sẽ cản trở những khả năng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo phong thủy, phòng bếp được đánh giá là một trong những căn phòng quan trọng nhất của mỗi ngôi nhà. Nó là biểu tượng của tổ ấm, của sự giàu có và phải luôn luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng, là nơi thực sự hạnh phúc để tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình và bạn bè.
Dưới đây là 9 giải pháp phong thủy cơ bản, nhanh chóng để giúp bạn cải thiện tình yêu với không gian quan trọng này:
1. Làm cho phòng bếp tươi sáng và hạnh phúc
Phòng bếp mang nguồn năng lượng dương, là nơi diễn ra nhiều hoạt động nhất của ngôi nhà. Vì thế, hãy sử dụng các màu sắc tươi sáng, năng động, hạnh phúc, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đầy cảm hứng, hệ thống chiếu sáng tốt và đưa cả thiên nhiên vào trong phòng bếp. Những chậu cây xanh tươi tốt hay những bức tranh thiên nhiên sẽ luôn truyền cảm hứng thoải mái cho bạn.

2. Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp
Phòng bếp giống như một thỏi nam châm hút chặt mọi thứ với mặt đất. Vì thế, bạn cần tạo ra không gian riêng cho chúng. Lúc này, những chiếc tủ, kệ hoặc giỏ đựng sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Tạo thói quen cất mọi thứ đúng vị trí sau khi sử dụng để giữ phòng bếp được ngăn nắp.
3. Dọn sạch cửa tủ lạnh
Cánh cửa tủ lạnh của bạn trông đầy hỗn tạp bởi vì bạn thường xuyên dán rất nhiều giấy nhắc việc, danh sách thực đơn, số điện thoại đặt hàng và ảnh chụp gia đình lên đấy?
Thực tế, đây là không gian tuyệt vời dành cho những thứ này nhưng chúng ta rất dễ mất kiểm soát chỉ sau một vài ngày. Một nguyên tắc nhỏ là hãy lấy tất cả mọi thứ xuống, lưu trữ trong giỏ/hộp, chỉ để lại những giấy tờ mới nhất và thay thế những bức hình thường xuyên để làm mọi thứ mới mẻ và nổi bật hơn.
4. Dọn sạch tủ bếp và các loại ngăn kéo
Nhà bếp là nơi tuyệt vời để bạn thực hành một số mẹo dọn dẹp nhanh và các ngăn kéo là nơi hoàn hảo để bắt đầu. Cứ mỗi 6 tháng thì cần phải làm sạch sâu một lần.
Tiếp đến là giải quyết những ngăn kéo đựng đồ dùng nhà bếp và dụng cụ nấu nướng. Bạn sẽ phải ngạc nhiên vì những món đồ giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng, làm cho cuộc sống đơn giản hơn lại chiếm một diện tích không hề nhỏ trong nhà.
Với những thứ không còn dùng đến bạn đừng tiếc rẻ mà giữ chúng lại, hãy đem cho hoặc bán thanh lý để giải phóng không gian bếp được thông thoáng và gọn gàng hơn.
5. Dọn sạch các bề mặt trong bếp
Bạn nên tạo ra tính kỷ luật cho chính mình và các thành viên trong gia đình trong việc sử dụng và cất gọn đồ dùng sau đó. Với các loại máy móc không sử dụng nhiều hàng ngày như máy xay sinh tố, máy nướng bánh mỳ, máy ép hoa quả… không nên để chúng xuất hiện trên bề mặt bếp. Thay vào đó, hãy cất chúng vào tủ, để dành chỗ bày biện một bình hoa tươi hay rổ hoa quả tươi ngon sẽ mang đến cảm giác hứng thú, vui vẻ cho bạn.
6. Đảm bảo an toàn
Có rất nhiều cách để bạn lưu trữ dụng cụ nhà bếp sắc nhọn như dao, kéo một cách ngăn nắp và an toàn như sử dụng bộ đựng dao kéo, thiết kế ngăn tủ riêng biệt.
Nếu có thể, hãy tháo bỏ những chiếc móc xấu xí dùng để treo đồ trong bếp và chuyển sang cất mọi thứ vào tủ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy căn bếp trở nên thoáng đãng, đẹp mắt khi không có những thứ treo lủng lẳng xung quanh.
Treo khăn lau, tạp giề và những thứ dễ bắt lửa xa khỏi bếp nấu. Nhiều vụ hỏa hoạn đáng tiếc đã xảy ra vì sự bất cẩn trong khâu lưu trữ đồ dùng nhà bếp, do đó, bạn phải thật chú ý.
7. Vị trí của bếp nấu
Bếp nấu cần được giữ sạch sẽ và có vị trí lý tưởng, giúp bạn dễ dàng thao tác trong quá trình nấu nướng. Nếu lưng của bạn quay về phía cửa ra vào khi nấu ăn thì hãy treo một chiếc gương hoặc một đồ vật kim loại có khả năng phản chiếu để bạn có thể quan sát được mọi hoạt động đang diễn ra sau lưng.
Trong trường hợp bạn đang hoặc có ý định cải tạo lại phòng bếp thì hãy lưu tâm đến vị trí đặt bếp đẹp, hoàn hảo khác là trên một đảo bếp - nơi mà bất kỳ đầu bếp nào cũng cảm thấy vui vẻ và thuận tiện trong lúc chuẩn bị bữa ăn.
8. Thiết kế khu vực ăn uống thoải mái, không có tivi
Cùng nhau ăn cơm là khoảng thời gian để mọi người trong gia đình chia sẻ cho nhau những câu chuyện đời thường, thư giãn và phục hồi năng lượng, làm mới tinh thần. Bạn cần một chỗ thật tốt để ăn mỗi ngày, để giao tiếp và kết nối với người khác.
Một yếu tốt quan trọng là khu vực ăn uống phải có những chiếc ghế thoải mái và một vài bức tranh đẹp đẽ, đầy cảm hứng treo trên tường.
Bình thường, các chương trình truyền hình giúp bạn và gia đình giải trí sau ngày dài mệt mỏi nhưng chúng sẽ làm bữa ăn bị sao nhãng và không có lợi đối với việc tiêu hóa. Vì thế, tốt nhất bạn không nên đặt tivi quanh khu vực ăn uống, hay ít nhất, hãy tắt tivi trong lúc ăn để bữa ăn được thân mật và ngon miệng hơn.
Nếu bạn sống một mình và là người đề cao bữa tối, hãy thử thắp một ngọn nến, bật bản nhạc yêu thích và thưởng thức bữa ăn ngon của mình mỗi ngày.
9. Thêm vào các yếu tố Đất

Yếu tố Đất có sự liên quan chặt chẽ với phòng bếp, đặc biệt là với lửa và dao. Bề mặt bếp tốt nhất nên được làm bằng đá granite hoặc những loại gạch có màu đất. Nếu chọn đá granite màu đen thì nên kết hợp thêm màu sắc sáng và ấm của yếu tố đất cho hệ tủ bếp.
Bạn cũng có thể sử dụng đồ gốm, thảm trải sàn… và những phụ kiện trang trí khác có màu vàng, vàng trang sức và các gam màu đất. Màu đen đại diện cho yếu tố Thủy nên không phải là màu sắc lý tưởng khi xuất hiện quá nhiều trong bếp.
(Theo Eva)

Một Số lưu ý cho phòng bếp

Khu vực nấu nướng nên tránh bị gió lùa và cách xa cửa chính, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Đó là những lưu ý về phong thủy cho phòng bếp mà bạn nên biết

1. Tạo không gian thông thoáng
Sau cửa chính và phòng ngủ, nhà bếp được xem là khu vực chứa nhiều năng lượng dương, thu hút vận khí đến cho ngôi nhà. Vì thế, việc bài trí gọn gàng, tạo không gian rộng rãi, thông thoáng sẽ giúp các nguồn khí được lan tỏa, không ứ đọng. Nhà bếp nên bố trí ở nơi không bị gió lùa như phần phía sau ngôi nhà và cách xa cửa chính, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Cần tránh để các đồ điện (nồi cơm điện, bình đun nước) gần bếp nấu nhằm tránh cháy nổ. Bồn rửa cần cách xa bếp nấu vì nước, lửa kỵ nhau.
2. Giữ bếp luôn sạch sẽ
Hãy luôn tạo cảm giác thích thú khi nấu nướng bằng cách giữ cho dụng cụ như tủ bát, bát đũa, tủ lạnh… cũng như bếp nấu luôn sạch sẽ. Sắp xếp đồ dùng hợp lý để tiết kiệm không gian và thời gian cho người nấu. Hãy luôn giữ cho tủ lạnh sạch sẽ, không mùi, bạn có thể đặt một đĩa bã cà phê để tủ không còn mùi thức ăn sống, chín lẫn lộn.
3. Không đặt tivi trong nhà bếp
Rất nhiều nhà kết hợp phòng bếp với phòng ăn để tiết kiệm không gian và tiện lợi cho việc dọn cơm. Để mọi người tập trung tận hưởng bữa ăn cũng như có thời gian cho việc trò chuyện vui vẻ, bạn không nên lắp đặt tivi trong khu vực này. Thay vì đặt tivi, bạn có thể mở nhạc nhẹ hoặc thắp nến tạo không khí cho bữa ăn được trọn vẹn.
4. Thu hút nguồn năng lượng ngũ hành
Theo quan niệm phương Đông, nhà bếp không đơn thuần là nơi để nấu nướng mà còn quyết định đến sự thành bại của chủ nhà. Do đó, không đặt bếp đối diện với cửa ra vào khiến cho nguồn lửa bị hao hụt do gió thổi trực tiếp. Bên cạnh đó, tránh đặt bếp nấu ở giữa các đồ điện như tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng. Nhà bếp phải được đảm bảo đầy đủ ánh sáng, không quá bí hay ngột ngạt. Màu sắc tốt nhất của các vật dụng trong bếp là màu nâu, màu đất. Bạn cũng nên sử dụng bát đĩa gốm sứ, nồi đất tăng cường năng lượng thổ trong một không gian có nhiều năng lượng thủy, hỏa, kim như trong bếp.
(Theo Vnexpress) 

Bố trí phòng ăn hợp phong thủy

Đối với phòng ăn chúng ta nên trang trí đẹp nhưng đơn giản, tạo cảm giác hài lòng, thư thái và yên bình khi bước vào.

1. Hình dáng bàn ăn
Bàn ăn cần đặt ở trung tâm phòng để mọi người có thể quây quần xung quanh một cách thoải mái. Bàn ăn nên có hình bầu dục hoặc hình tròn vì đây là loại tượng trưng cho bầu trời. Nếu là bàn hình vuông, chữ nhật thì nên có các họa tiết hình tròn, bầu dục trang trí ở giữa bàn để kích thích dòng chảy năng lượng. Số lượng ghế trong phòng ăn cũng phải nhiều vì không một vị khách nào muốn mình phải ngồi ghế phụ.
Đối với vị trí của người chủ gia đình, không đặt ghế ở vị trí quay lưng ra cửa. Tốt nhất nên đặt ghế chủ nhà ở hướng đối diện với cửa để không bị bất ngờ với những điều không mong muốn.
2. Ánh sáng trong phòng ăn
Một phòng ăn đủ ánh sáng sẽ tốt cho dòng chảy năng lượng. Nến có thể được sử dụng như vật trang trí nhưng không được là nguồn sáng chính của phòng. Phòng ăn nên sử dụng đèn chùm đặt ở trung tâm căn phòng, ngay phía trên bàn ăn.
3. Màu sắc sơn tường, đồ nội thất
Phòng ăn nên được trang trí đơn giản nhưng thanh lịch, để mọi người không làm phân tâm khi ăn uống và trò chuyện. Màu sắc phù hợp giúp tạo ra bầu không khí lành mạnh và vui vẻ.
Có một số màu sắc được khuyến khích trong việc tạo phong thủy. Các màu như đỏ, vàng, xanh nhạt là lựa chọn có thể chấp nhận được. Màu xanh lá hoặc tím oải hương kích thích tiêu hóa và tạo chứng thèm ăn lành mạnh. Cũng có thể sử dụng màu hồng, xanh, vàng chanh vì chúng đem lại cảm giác bình yên. Màu cam là màu không nên dùng, trừ khi gia chủ muốn dọa đuổi khách đi.
4. Cách treo gương
Gương trong phòng ăn tạo cảm giác phong phú, dồi dào. Mọi vật dụng xuất hiện theo cặp đều được coi là may mắn trong phong thủy. Tuy nhiên, treo gương cũng cần chọn vị trí phù hợp, nếu treo sai sẽ có ảnh hưởng xấu. Gương nên treo ở độ cao vừa phải để mọi người có thể nhìn thấy khuôn mặt và phần vai.
(Theo Vnexpress) 

Phong Thủy Nhà Bếp, Bí Quyết Cho Gia Chủ

Phòng bếp là biểu tượng cho tiền tài và chất lượng của các mối quan hệ cá nhân, gia chủ càng phải chú ý cách hóa giải hung tính, tăng cường may mắn. Sau đây là một vài bí quyết để cải tạo một gian bếp trong không gian căn hộ vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ vừa mang lại thịnh vượng cho gia chủ.

Nguyên tắc đầu tiên cần đảm bảo cho gian bếp là cần có màu sắc hài hòa, thoáng khí, có ánh nắng tự nhiên. Trong trường hợp thiếu sáng, gian bếp cần trang bị đầy đủ đèn trần, đèn thả bàn, đèn chùm với ánh sáng vàng để mang đến sự ấm cúng và độ sáng cần thiết cho gian bếp. Nếu không có cửa sổ bếp cũng cần có quạt thông gió và tốt nhất là trang bị máy hút mùi, hút khói ngay phía trên bếp nấu.
Nên sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường và không quá trơn nhẵn trong gian bếp như thạch cao, đá tự nhiên, sỏi rải… Những vật liệu cách nhiệt, khó bắt lửa này vừa khiến không gian nhà bếp thoáng mát và đảm bảo độ an toàn cho người đứng nấu.
Hướng lý tưởng để đặt bếp nấu là Đông Bắc. Ngoài ra bếp nấu có thể đặt hướng chính Tây hay Nam. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng là cần tránh tuyệt đối đặt bếp ngoảnh lưng với hướng nhà, người nấu bếp đứng quay lưng lại thẳng với cửa chính. Bếp đối diện với cửa nhà cũng là hướng xấu. Kết cấu xuyên tâm thông từ cửa chính đến bếp dễ khiến gia chủ hao tán tài sản, lục đục trong nhà. Trong trường hợp bếp đã thiết kế sẵn như vậy có thể dùng bình phong hoặc chậu cây chắn giữa hoặc chuyển bệ bếp đặt ngang lại.
Các hướng đặt bếp ngoài Đông Bắc, chính Tây hay chính Nam đều không tốt. Với các nhà chung cư, việc này khó kiêng kỵ tuyệt đối. Nếu bếp nấu ở hướng xấu có thể dùng cây xanh để hóa giải. Bếp hướng Đông nên trồng hoa cho hoa màu đỏ, tím như mào gà, đỗ quyên; bếp hướng Bắc chọn hoa có màu trắng hay cây đậm màu xanh như nhài, vạn niên thanh… Các cây rau gia vị cũng rất thích hợp trồng gần gian bếp vì hóa giải được sát khí tỏa ra. Không nên cắm hoa trong gian bếp.
Tránh kê bếp dưới xà ngang, đối diện nhà vệ sinh hay trước phòng ngủ vì điều này ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ. Nếu diện tích hẹp không tránh được bố trí như vậy thì cũng đảm bảo cửa đóng khi bếp nấu.
Trong gian bếp, ưu tiên những đồ có tính hỏa. Bệ bếp cần đặt cao hơn bồn rửa và tránh kẹp giữa tủ lạnh, tủ đá, bể nước…, là những đồ vật có tính thủy. Các dụng cụ nấu bếp ưu tiên tính kim loại, tránh bắt lửa và giữ sạch gian bếp.
(Theo CafeLand)